Trung Quốc rơi vào khủng hoảng điện: Việt Nam sẽ bị tác động ra sao?

Cập nhật: 29/09/2021
Thế giới hiện nay đang rơi vào cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng. Giá than cốc, xăng dầu, điện đang tăng cao nhất trong thập kỷ vừa qua, cả thế giới chuẩn bị phải đón nhận những gì?

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt với nhiều khó khăn từ việc phải cắt giảm lượng khí thải lẫn đảm bảo việc sản xuất cung ứng hàng hóa cho toàn cầu. Chính phủ Trung Quốc đang bắt các nhà máy của mình phải giảm công suất để hạn chế lượng khí thải ra môi trường. Một vài nhà máy bị cắt điện để dừng sản xuất hoặc phải giảm công suất hoạt động xuống còn 20-40% để cầm chừng.

Dự báo cuối năm 2021 và 2022 là những năm khó khăn sau khi thế giới phải vật lộn với dịch Covid-19, sau đó là cuộc khủng hoảng năng lượng để phục hồi lại mọi hoạt động như ban đầu.

Theo Joost Bergsma, chuyên gia về năng lượng tái tạo tại Glennmont Partners, công cuộc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo sẽ không hề bằng phẳng mà trái lại rất ngoằn ngoèo. "Phương hướng không thay đổi, thế giới sẽ sử dụng nhiều năng lượng tái tạo hơn, nhưng mọi người phải nhận thức được rủi ro và những biến động mạnh liên quan đến nó", ông nói.

Ảnh hưởng từ chuỗi cung ứng kim loại, thời gian vừa qua các sản phẩm của Trung Quốc đều phải tăng giá từ 10-20%, tiếp nối các khó khăn thì trong tương lai có thể chúng ta sẽ phải đón nhận sự biến động về giá cả là điều chắc chắn.

Hiện nay, các sản phẩm dụng cụ cầm tay, máy rửa xe, máy bơm mỡ, tủ đồ nghề, súng mở bu lông... đều được dự đoán sẽ tăng trong thời gian tới, điều đó không thể bàn cãi vì các nhà máy ở Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Đó là hệ quả tất yếu của hệ thống khủng hoảng cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ai là người phải chịu thiệt?

Người sử dụng cuối cùng là người phải gánh những hệ quả từ những khó khăn trên, giá cả sẽ leo thang và chúng ta phải chuẩn bị tinh thần để đối mặt với những làn sóng đó.